Mới đây, báo chí đưa tin một hợp tác phát triển game giáo dục trực tuyến giữa 2 doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc được kỳ vọng đem lại một sân chơi mới đầy bổ ích cho giới học sinh, sinh viên - nhóm khách hàng tiềm năng của game online và cũng là nhóm đã nảy sinh nhiều tác động tiêu cực nhất từ game online.
Lành mạnh thì ít, tệ nạn thì nhiều!
Rất nhiều phụ huynh nhận định “sân chơi” game online hiện nay lành mạnh thì ít, cám dỗ tệ nạn thì nhiều. Đặc biệt, trong kỳ nghỉ hè, nhiều phụ huynh phải chấp nhận nhốt con trong nhà và “làm bạn” với chiếc máy tính nối mạng vì các nhà văn hóa thì quá tải, khu vui chơi ở thành phố không có nhiều với những trò chơi quá đơn điệu. Các game online như Half-life, Biệt đội thần tốc, Đột kích, Võ lâm truyền kỳ… có nhiều cảnh chém giết, cướp bóc không nương tay. Ngoài ra, những trò game sex cho phép người chơi đóng vai một nhân vật nam gặp cô gái nào đó (ảo) là chộp lấy hãm hiếp cho đến chết và phim, ảnh sex, truyện sex tràn lan, người chơi thỏa sức truy cập và mê mẩn lúc nào không hay. Còn nhớ đã có rất nhiều câu chuyện đau lòng mà nguyên nhân xuất phát từ việc mê game online. Nhẹ nhất là những sinh viên bỏ học, nợ tiền chơi đến mức cha mẹ ở quê phải bán trâu, bán đất trả nợ. Rồi chuyện một game thủ 17 tuổi ở TP.HCM chơi game liền 57 tiếng trong tình trạng không ăn, không ngủ, khi được chủ quán Internet nhắc nhở, ngăn cản không cho chơi tiếp thì dùng ghế phang vỡ máy tính rồi… ngất xỉu. Nguy hiểm nhất là em Nguyễn Viết Thành ở Hải Dương mới chỉ ở lứa tuổi học sinh nhưng đã giết cha lấy tiền chơi game. Không những vậy, Thành còn tìm cách phi tang tội lỗi bằng cách chặt xác cha thành nhiều mảnh vứt xuống sông rồi vẫn ung dung tiếp tục mua thẻ game để chơi. Những hành động như vậy phải chăng là do các em được “tôi luyện” trong môi trường game online đầy bạo lực đang phát hành một cách khá thoải mái ở Việt Nam.
Trong một cuộc trả lời trực tuyến mới đây về quản lý game online do Bộ TT&TT tổ chức, các nhà quản lý lĩnh vực này đã khẳng định những game online khi phát hành tại VN phải được thẩm định về nội dung trước khi phát hành để đảm bảo không có nội dung độc hại. Tuy nhiên, các nhà quản lý cũng thừa nhận có thể những game không phát hành tại Việt Nam mà phát hành trực tiếp trên mạng không qua kiểm duyệt sẽ có nội dung độc hại.
" alt=""/>Game giáo dục có “hút” nổi học sinh?10 thay đổi của HDTV trong năm 2010
Dưới đây là 10 xu hướng của HDTV mà iSuppli dự đoán sẽ trở nên phổ biến trong năm tới:
1. Sử dụng đèn LED để chiếu sáng nền
Từ lâu các TV LCD đã sử dụng đèn huỳnh quang (gọi là CCFL) để chiếu sáng, nhưng sự xuất hiện của đèn nền LED đã mang lại nhiều thay đổi cho lĩnh vực này. LED có 3 ưu điểm: tốn ít điện năng, chiếu sáng rộng hơn, và không độc hại như đèn huỳnh quanh. Tuy vậy, giá thành của công nghệ này vẫn còn khá cao, và tuổi thọ của chúng vẫn chưa thể sánh với đèn huỳnh quang.
Theo dự đoán của iSuppli, giá thành LED sẽ giảm xuống khi nhu cầu tiêu dùng tăng lên và nhiều nhà chế tạo chuyển sang sản xuất dòng sản phẩm này. Hồi tháng 7, Sharp đã giới thiệu một loạt TV AQUOS cỡ 32, 40, 46 và 52-inch có đèn nền LED với mức giá từ 1100 tới 2800USD. Ngay cả TV UN50B650 của Samsung cỡ 55-inch có đèn LED chiếu sáng nền cũng được bán trực tuyến với giá khoảng 2500USD.
2. Tốc độ làm tươi 240Hz
Những sản phẩm HDTV đầu tiên có tốc độ làm tươi màn hình (refresh) 60Hz và sau đó nâng dần lên 120Hz. Sony đã trình diễn tại Triển lãm CES 2009 chiếc Bravia XBR9 mới có tốc độ làm tươi lên tới 240Hz. Các nhà sản xuất như LG và Samsung cũng đang đi theo xu hướng này.
Tuy nhiên, tốc độ 240Hz còn nhiều vấn đề bàn cãi. Nhiều chuyên gia cho rằng khó nhận thấy sự khác biệt giữa tốc độ 120Hz và 240Hz trừ khi HDTV phát các hình ảnh chuyển động cực nhanh, hoặc dùng để chơi game video. Tuy đắt hơn các sản phẩm 120Hz nhưng những chiếc HDTV 240Hz sẽ là xu hướng tất yếu của dòng TV độ nét cao trong năm tới.
3. Có khả năng kết nối Internet
HDTV sẽ được tích hợp các ứng dụng nhỏ (widget) nhiều hơn (dành cho âm nhạc, chơi game và các nội dung khác). Nhờ khả năng kết nối Internet mà người dùng sẽ nhận thấy lợi ích từ các widget này. Tháng 12 này, Sony đã tung ra 12 mẫu TV có tích hợp khả năng kết nối Internet.
4. Độ phân giải 2160p
Độ phân giải cực cao 2160p đã tạo ra một bước tiến xa so với mức 1080p và 720p hiện nay. 2160p sẽ cho độ phân giải 3840x2160 điểm ảnh, có thể chia thành 4 màn hình riêng biệt (mỗi màn hình có độ phân giải 1080p) với các ưu thế khác biệt về chất lượng hình ảnh.
Nhưng cho đến nay, các TV 2160p vẫn chưa khả thi cho bất cứ ai khác ngoài các tỷ phú như Bill Gates hay Oprah. Sản phẩm HDTV 2160p của Samsung có giá 50.000USD. Tại Nhật các nhà sản xuất hiện đã ra mắt hai mẫu HDTV 2160p trong vòng vài tháng qua là Trimaster của Sony có giá khoảng 76.583USD, và Cell Regza LCD của Toshiba, dự kiến sẽ được trưng bày tại Triển lãm CES 2010 tại Las Vegas vào tháng giêng tới.
Tuy nhiên, iSupply hy vọng rằng vào thời điểm giữa 2009 và 2011, các nhà sản xuất TV sẽ triển khai các HDTV 2160p đầu tiên dành cho phân khúc tiêu dùng. Các thiết bị 2160p cho gia đình sẽ vẫn đắt tiền so với các thiết bị gia đình khác. iSupply cho rằng giá thành của TV 2160p sẽ giảm nhưng không rõ là ở thời điểm nào, trong khi phần nội dung vẫn là một vấn đề nan giải đối với dòng TV này.
5. Màn hình OLED tăng kích cỡ và số lượng
" alt=""/>10 thay đổi của HDTV trong năm 2010